Sunday 20 February 2011

Ảnh hưởng của ánh nắng mặt trời đối với da



Những người thiếu vitamin D (không nhiều) cần phơi nắng. Nhưng với đa số, ánh nắng mặt trời rất có hại vì làm da nhanh bị lão hóa, có thể đưa đến bệnh ung thư da về sau. Cần thận trọng khi nghỉ ngơi hay làm việc ngoài nắng để tránh các tác dụng có hại.

Ánh nắng trực tiếp chiếu vào da sẽ gây tác hại tối đa vào mùa hè, vào giữa trưa. Ở vùng càng cao (so với mực nước biển), ảnh hưởng này càng lớn. Ánh sáng mặt trời có thể làm da sậm màu ngay cả khi trời có nhiều mây. Không chỉ ánh nắng chiếu trực tiếp mà ngay cả ánh phản chiếu của tia tử ngoại ở mặt đất, trên cát, trên nước, trên cỏ hay ngay cả trên tuyết cũng gây hại cho da.

Tác dụng của các tia tử ngoại (UV) lên da là không giống nhau:

- UVA làm cho da sạm lại. Nó xuyên qua biểu bì và 20% đến được vùng bì.

- UVB gây ra bệnh cảm do nắng. Nó bị chặn lại ở tầng sừng, 20% đến niêm mạc và 10% đến các gai bì. Chính 10% này tham dự vào việc tạo các nếp nhăn.

* Các tác hại của tia tử ngoại với cấu trúc da:

- Ở vị trí phân tử: Do tác dụng quang hóa, một số phân tử các chất bị phân hủy, phóng thích gốc tự do.

- Ở vị trí tế bào: Cấu trúc xoắn của ADN bị thay đổi, ảnh hưởng đến sự tổng hợp của tế bào.

- Ở bề mặt da và các nếp nhăn: Sau khi bị nắng làm đỏ lên, các nếp nhăn trở nên nhiều hơn, rộng hơn và sâu hơn.

Tóm lại, đối với người Việt Nam, ánh nắng mặt trời có hại cho da, cho sức khỏe nhiều hơn có lợi. Do đó, nên hạn chế việc phơi mình dưới nắng và cần có biện pháp bảo vệ khi làm việc liên tục ngoài nắng.

No comments:

Post a Comment